Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Cau chuyen Alan Phan ve Cua Hang Sap Pha San

Cuối tuần , có việc buồn nên một mình về Bình Dương, 03 h sáng chạy xe một mình trong rừng cao su lặng ngắt. Một cái lạnh lạ lùng từ bên ngoài vào bên trong, cái cảm giác mà mấy ngày gần đây Sài Gòn không có được, Do lúc nào cũng nóng quay quắt ở cái bầu không khí đổ lữa 38- 39 độ C.

Tự nhiên mở bộ sách nói online, Nghe bài viết của TS Alan Phan .. Tự nhiên cảm giác ấm áp lạ thường và mong được chia sẽ các bạn đọc

Nghe về câu chuyện, cậu e họ có một cữa hàng bán đồ thể thao đang lâm vào cảnh nợ nần. Nhờ Ông làm thủ tục phá sản.
Bỗng đâu, có một anh bạn (xin lỗi các bạn vì nghe qua không nhớ phiên âm chính xác) đến xin tư vấn miễn phí cho cậu e của Ông.
Cách ông tả Ông khách nọ thật hay, ra dáng một người thành đạt an nhàn.
Lời đề nghị tư vấn không thể hấp dẫn hơn. Tư vấn miễn phí.
Ông bạn đó sẽ làm quản lý miễn phí cho cữa hàng, chỉ lấy 25% tiền lời của mỗi tuần sau khi trừ đi chi phí.
Một cữa hàng đang lỗ triền miên thì điều này không có gì là mất cho chủ cữa hàng.
Tiếp, điều kiện thứ 2. Ông sẽ được mua 30% cổ phần của cữa hàng với giá gốc trong 3 năm. Tất nhiên là bằng tiền mặt.
Điều này càng có lợi, cữa hàng đang lỗ và thâm vào vốn. Vậy tự nhiên có người mang tiền vào góp thì còn gì bằng .
Và cậu em của Alan Phan đồng ý,
Ông bạn nọ bắt tay vào việc, tất nhiên là làm những điều mà chúng ta học marketing, trị kinh doanh đều biết. Ông chào hàng trực tiếp các câu lạc bộ thể thao trong vùng thay vì thụ động chờ họ ghé cữa hàng.
Ông bạn nọ còn tổ chức các hoạt động thể thao, hoạt động phong trào cho địa phương, tất nhiên là với tiền quyên góp.
Ông bạn nọ còn tổ chức các chương trình khuyến mãi mua hàng cộng điểm, thẻ thành viên, ..
Sau 2 tuần, Cữa hàng đã bắt đầu có lời, tuy là ít ..
Sau 3 năm, ông bạn nọ đã có trong tay 30% cổ phần của cữa hàng. Lúc này được tính giá trị bằng triệu đô.
Sau 5 năm, ông ta đã là ông chủ 100% và tất nhiên cậu em của Alan Phan cũng kiếm được vài triêu đô từ cữa hàng đang nằm chờ phá sản sau 5 năm.
Và Ông bạn nọ đã trở thành bạn của Alan Phan.
Alan Phan kể tiếp, Ông bạn nọ có chia sẽ ông cũng có vài vụ thất bại... mất vài triệu đô. Nhưng tụu chung, với cách này ông đã kiếm vài chục triệu đô từ lúc khởi nghiệp.


   Cái cách Alan Phan kết luận cũng hay, Ông dùng lời của ông bạn nọ để kết luận.
     Trong hoàn cảnh khó khăn. Vác hồ sơ đi xin việc, đòi hỏi lương, chế độ,... trong khi nền kinh tế đang khó khăn, các công ty đang loay hoay về chi phí, giá bán và duy trì thị phần, hoạt động.
Sao không nghĩ ở góc độ khác, Cùng DẤN THÂN và CHIA SẼ công bằng với các doanh nghiệp. Không phải ở góc độ đòi hỏi các ưu đãi mà không gắn với các mục tiêu cụ thể cải thiện & chia sẽ với doanh nghiệp.


        Riêng cá nhân mình, từng gặp các Sếp lương 4 - 6 ngàn usd/tháng (những người tất nhiên là giỏi và có những thành tựu trong ngành kính phục). Sau khi off ở một công ty, lại vác hồ sơ đi xin việc ở công ty khác và tất nhiên là mong lương từ đó trở lên và các đãi ngộ khác... và tất nhiên việc xin được việc như vậy không nhiều. Mà nhận lương thấp hơn, công ty nhỏ hơn (theo cách nói của đồng nghiệp) thì lại không thể....cứ loay hoay và đến 45 tuổi giật mình. Mình vẫn chỉ là NGƯỜI LÀM THUÊ CAO CẤP. Các ước mơ, hoài bão phiêu lưu chỉ có thể giải bày với các chiến hữu trong các bữa nhậu và cafe ngày nghỉ trong hăng say nhất thời..
HCM, 18.05.2014
NTN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét